Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Du học sinh Việt ở tâm dịch Mỹ: Không có chỗ ở vì ký túc xá đóng cửa nhưng không phải ai cũng có tiền về Việt Nam

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp ở Mỹ khi đã có ít nhất 68 người thiệt mạng và hơn 3500 ca nhiễm. Ngày 13/3, Chính phủ ban hành tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, và không lâu sau đó là quyết định cấm nhập cảnh du khách từ châu Âu trong 30 ngày.

Ngay sau quyết định đó là hình ảnh hàng nghìn người dân đổ xô vào siêu thị tranh giành nhau mua hết nhu yếu phẩm. Đường phố dần trở nên vắng vẻ ngay cả những ngày cuối tuần khi tâm lý người dân đều cố gắng tránh tụ tập nơi đông người. Nhiều cửa hàng chật vật đóng cửa, giăng đầy biển hiệu hướng dẫn người dân tự bảo vệ sức khỏe chính mình.

Liên hệ với du học sinh Việt đang sinh sống và học tập tại Mỹ, chúng tôi biết rằng không chỉ việc học mà cả chốn ở, cơ hội việc làm của các bạn sinh viên cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong mùa dịch.

Đường phố nước Mỹ vắng vẻ trong mùa dịch Covid-19

Du học sinh điêu đứng vì không có chỗ ở, bị kì thị, khó xin việc

Để bảo vệ sinh viên và ngăn ngừa việc lây lan, hàng loạt trường đại học tuyên bố đóng cửa, chuyển sang hình thức học online đến khoảng đầu/giữa tháng 4 hoặc nghỉ cả kì. Đặc biệt nhiều trường đã yêu cầu sinh viên sống trong kí túc xá buộc phải chuyển ra ngoài ngay lập tức khiến không ít du học sinh "điêu đứng" vì không có chỗ ở.

Bạn Minh Uyên (Phó Chủ tịch hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Boston) chia sẻ: " Tâm lý của du học sinh thì ai cũng lo lắng vì dịch bệnh lây lan nhanh, nước Mỹ cũng chưa có kế hoạch kiểm soát dịch rõ ràng. Sinh viên hoang mang vì không có chỗ ở sau khi bị trường yêu cầu rời khỏi kí túc xá để đóng cửa. Nhiều bạn phải làm đơn xin ở lại, một số thì vội vã về Việt Nam tránh dịch vì gia đình cũng lo lắng mong con về".

Du học sinh Việt ở tâm dịch Mỹ: Không có chỗ ở vì ký túc xá đóng cửa nhưng không phải ai cũng có tiền về Việt Nam - Ảnh 2.

Đường phố ở bang Washington vắng vẻ bất kể ngày thường hay cuối tuần.

Ngay khi người dân đổ xô đi mua hàng, một vài siêu thị đã nhanh chóng lấp đầy các gian đồ ăn và nhu yếu phẩm.

Nhiều du học sinh mong muốn được trở về, nhưng hẳn nhiên không phải ai cũng có điều kiện trở về quê hương. Cô bạn Yến Linh (sinh viên trường University of Conneticut) tâm sự: " Mọi người trở nên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hoảng loạn khi mọi thứ đều phải tạm hoãn sau quyết định của Tổng thống Trump. Có nhiều người chuẩn bị mua vé về quê hương nhưng không phải ai cũng có thể chi ra số tiền lớn như vậy. Với riêng mình, trường chỉ cho nghỉ đến 6/4 nên không dám về ".

Yến Linh cũng cảm thấy lo lắng khi những sinh viên xung quanh, kể cả dân bản địa cũng dần trở nên tiêu cực và lo lắng quá mức cho số phận của mình: " Thay vì trấn an nhau, những sinh viên ở Mỹ phàn nàn về rất nhiều vấn đề. Mạng xã hội là cuộc bùng nổ của sự nổi giận, phóng đại cho một sự việc chưa từng có tiếng nói nhất định. Mình khó mà tập trung làm việc khi không khí xung quanh đều chùng xuống như vậy ".

Nằm ở giữa tâm dịch là thành phố Seattle, bạn Minh Trí (sinh viên trường University of Washington) cho biết sau khi địa phương ban bố tình trạng khẩn cấp, đa phần du học sinh đều chuyển sang học online và hạn chế tối đa việc đi lại để tránh dịch: " Bang của mình đã thông báo đóng cửa trường học được một thời gian. Mình thấy khá an tâm vì dù ở tâm dịch nhưng được ở cùng gia đình. Tuy nhiên, khá buồn là một số bang có nhiều người Mỹ thì có xu hướng kỳ thị dân châu Á".

Nhiều người dân chọn ở nhà tự cách ly, tránh tụ tập nơi đông người.

Bên cạnh đó, du học sinh năm cuối phải đối mặt với nỗi lo thực tập và xin việc. Nhiều công ty ngưng trệ hoạt động, sa thải nhân viên vì doanh thu đợt dịch liên tục giảm. Sinh viên quốc tế bình thường xin việc đã khó, bây giờ lại càng khó gấp trăm lần!

Cùng chuyển mình chống dịch bệnh

Những du học sinh ở lại hẳn nhiên không chịu ngồi yên, mặc cho dịch bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Hàng loạt các giải pháp cả về vật chất lẫn tinh thần đều được các hội nhóm du học sinh thực hiện nhằm giúp việc học tập và sinh hoạt bớt đi phần nào khó khăn.

Du học sinh Việt ở tâm dịch Mỹ: Không có chỗ ở vì ký túc xá đóng cửa nhưng không phải ai cũng có tiền về Việt Nam - Ảnh 5.

Biển hiệu hướng dẫn cách phòng chống dịch.

Đối với những sinh viên không có chỗ ở sẽ được các nhóm du học sinh lên kế hoạch kết nối với bạn bè tìm host. Mọi người cũng truyền tay nhau những biện pháp chống dịch, cùng rủ nhau mua đồ, nấu ăn tại nhà và học bài với nhau. Hơn tất cả, ai cũng hiểu càng lo lắng sẽ khiến tình trạng rối ren hơn nên cùng khuyên bảo nhau phải thật bình tĩnh ở thời điểm này.

Bạn Minh Uyên (Phó Chủ tịch hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Boston) chia sẻ: " Chúng mình có lập một diễn đàn kết nối bạn bè người Việt mà có thể làm host tạm thời cho các bạn du học sinh Việt phải dọn ra khỏi kí túc xá mà chưa tìm được chỗ ở. Mọi người lên kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động học tập như cùng nhau share tài liệu hay livestream học bài. Trên page cũng cập nhật nhanh chóng các thông tin dịch bệnh, thời gian các trường cho trở lại học hay cách bảo vệ và phòng chống dịch ".

Quyết định ở lại chờ trường tập trung học lại, cô bạn Yến Linh nhắn nhủ: " Mình nghĩ các bạn du học sinh nên thoải mái tinh thần, cố gắng tiết kiệm một chút vì dịch này không đi làm thêm được. Chăm chỉ tập thể dục, rửa tay thường xuyên và chăm sức khỏe tâm lý của mình. Nếu ở Mỹ một mình mà cô đơn thì nhớ gọi điện cho gia đình và người thân sẽ cảm thấy bớt trống vắng hơn. Sẽ còn rất nhiều thay đổi sắp tới sẽ xảy ra. Vậy nên mong các bạn luôn nhớ, mình là người Việt Nam, đừng quên sẻ chia với người khác và phải chuyển mình trước những thay đổi".

Du học sinh Việt ở tâm dịch Mỹ: Không có chỗ ở vì ký túc xá đóng cửa nhưng không phải ai cũng có tiền về Việt Nam - Ảnh 6.

Bạn Minh Uyên (Phó Chủ tịch hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Boston) cho biết đã lên kế hoạch tìm host tạm thời cho những du học sinh không tìm được chỗ ở.

Điều quan trọng nhất với du học sinh là các bạn cần bình tĩnh và học cách phòng tránh dịch bệnh an toàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét