Chiều 24/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có buổi làm việc đột xuất tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở Đông Anh, Hà Nội.
Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết tại buổi họp, nhiều cơ sở điều trị đề xuất mua máy thở, ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể) nhưng Bộ Y tế chưa duyệt vì những cơ sở đó chưa điều trị cho Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog các bệnh nhân nặng.
"Bệnh nhân nặng nhất đều ở đây", ông Khuê nói. Vì vậy số thiết bị máy móc, nguồn lực, kinh phí cần để dành cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và 3 bệnh viện khác gồm Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy được giao điều trị các bệnh nhân nặng.
"Phải tập trung đội ngũ giỏi nhất, thiết bị hiện đại nhất và cơ sở vật chất tốt nhất điều trị cho người bệnh", ông Sơn nói.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 46 bệnh nhân dương tính và cách ly 348 trường hợp nghi nhiễm. Thứ trưởng Sơn cho rằng cần sàng lọc, giảm bớt số trường hợp cách ly để bệnh viện tập trung chữa bệnh cho các bệnh nhân dương tính và có triệu chứng lâm sàng.
Thứ trưởng Bộ Y tế thăm "bệnh nhân 86" tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chiều 24/3. Ảnh: Ngọc Thành. |
Ngoài ra, bệnh viện cũng cần tăng cường khả năng xét nghiệm. Vì vậy bệnh viện cần đánh giá lại nhu cầu, số lượng bộ xét nghiệm, máy móc để báo cáo Bộ Y tế.
Cuộc chiến với Covid-19 tại Việt Nam đã kéo dài hơn 2 tháng. Là một trong những cơ sở tuyến đầu điều trị Covid-19, áp lực của các y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nặng nề hơn.
"Đã chiến đấu hơn 2 tháng rồi, một số nhân viên y tế cũng mệt mỏi", Thứ trưởng Sơn nói.
Vì vậy, ông yêu cầu bệnh viện xây dựng kế hoạch điều động nhân sự, luân chuyển cán bộ phù hợp, tránh để một nhóm bác sĩ làm việc vất vả dẫn đến sai sót trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
Bệnh viện có thể bố trí một khu riêng để nhân viên y tế nghỉ ngơi, sinh hoạt đồng thời cách ly trong thời gian chống dịch căng thẳng.
Chi Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét