Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Covid-19 thay đổi thói quen ôm hôn toàn cầu

Người dân khắp thế giới đang dần thay đổi thói quen giao tiếp nơi làm việc, ở nhà hay ở những địa điểm tâm linh nhằm giảm nguy cơ nhiễm nCoV và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Thái tử Charles (phải) chào kiểu chạm mũi khi có chuyến thăm tới New Zealand hồi tháng 11/2019. Ảnh: AFP.

Thái tử Charles (phải) chào kiểu chạm mũi khi có chuyến thăm tới New Zealand hồi tháng 11/2019. Ảnh: AFP.

Tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc , đất nước khởi phát dịch Covid-19, những tấm băng rôn đỏ giăng khắp nơi khuyên mọi người đừng nên bắt tay chào hỏi. Loa công cộng nhắc người dân hãy dùng kiểu chắp tay truyền thống, trong đó một tay nắm chặt đặt lên lòng bàn tay đối diện, để nói xin chào.

Báo chí Pháp cũng đăng tải vô vàn lời khuyên để tránh chào hỏi bằng cách hôn má, một hình thức giao tiếp phổ biến ở đất nước này, ngay cả giữa những người mới gặp nhau. Bắt tay cũng là cách chào hỏi phổ biến tại các công ty Pháp. Chuyên gia giao tiếp Philippe Lichtfus cho hay nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện cũng có thể coi là lời chào thay vì phải tiếp xúc gần gũi.

Trong khi đó Bộ Y tế Brazil cũng khuyến nghị người dân không nên dùng chung ống hút kim loại khi thưởng thức "chimarrao", một loại đồ uống truyền thống của Nam Mỹ rất giàu caffeine. Giới chức nước này cũng đề nghị mọi người không nên chào hỏi bằng những nụ hôn.

Bổ sung video Covid-19 thay đổi thói quen ôm hôn
 
 
Bổ sung video Covid-19 thay đổi thói quen ôm hôn

Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer từ chối bắt tay Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp hôm 2/3, Video: Twitter/ Marcel Dirsus.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer hôm 2/3 đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi từ chối bắt tay Thủ tướng Angela Merkel, thay vào đó ông chỉ mỉm cười với bà. Merkel sau đó giơ tay lên trời như một cử chỉ chào hỏi và cả hai đều bật cười.

Sự bùng phát của dịch Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng tới một nghi lễ truyền thống ở Tây Ban Nha , đó là hôn lên bức tượng Đức Trinh nữ Maria trong tuần lễ Phục Sinh. Một tháng trước khi diễn ra dịp lễ, quan chức y tế Tây Ban Nha Fernando Simon đã nói nghi lễ này có thể bị cấm để đảm bảo an toàn. Trong tuần lễ, các tín đồ thường xếp hàng để hôn lên tượng của Đức Trinh nữ và các vị thánh khác cầu an.

Tại lễ hội Martisor của Romania đánh dấu mùa xuân bắt đầu, mọi người tham dự sẽ trao hoa và dây cầu may cho nhau, thường là nam tặng cho nữ. Tuy nhiên, chính quyền đã khuyến cáo mọi người chỉ nên tặng quà chứ không trao nhau những nụ hôn đi kèm để tránh lây nhiễm bệnh.

Ba Lan , một trong những quốc gia có cộng đồng Công giáo lớn nhất châu Âu, tín đồ khi làm phép "hiệp thông tâm linh" có thể dùng tay nhận những mẩu bánh thay vì bằng miệng. Các tín đồ cũng được yêu cầu không nhúng tay vào nước thánh và thay thế bằng cách làm dấu thánh giá.

Bổ sung video Covid-19 thay đổi thói quen ôm hôn
 
 
Bổ sung video Covid-19 thay đổi thói quen ôm hôn

Một nhóm bạn ở Iran đập chân chào nhau thay vì bắt tay. Video: Twitter/ Arshin Adib-Moghaddam.

Tại Iran , nơi 66 người đã đã tử vong vì nCoV, xuất hiện đoạn video cho thấy một nhóm bạn đeo khẩu trang chào hỏi nhau bằng cách đập chân thay vì đập tay. Một video ở Lebanon cũng ghi lại cảnh ca sĩ Ragheb Alama và diễn viên hài Michel Abou Sleiman chạm chân chào hỏi nhau.

Một số tổ chức giáo dục ở New Zealand đang kêu gọi tạm dừng kiểu chào hỏi Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog "Maori", trong đó hai người sẽ chạm mũi vào nhau. Người đứng đầu cơ quan y tế New South Wales Brad Hazzard cũng đề nghị người dân Australia cẩn trọng với những nụ hôn và hãy vỗ nhẹ vào lưng để chào hỏi thay vì bắt tay.

"Chúng ta có thể làm nhiều thứ khác. Tôi không nói cấm hôn nhưng bạn chắc chắn phải thận trọng với người mà mình trao nụ hôn", Hazzard nói.

UAE cùng Qatar cũng cảnh báo người dân không nên chào hỏi bằng cách chạm mũi truyền thống. Giới chức đề nghị mọi người hãy vẫy tay để chào nhau thay vì bắt tay hay ôm hôn. Tại Mỹ , các cầu thủ bóng rổ cũng được khuyến nghị hạn chế tương tác và tránh lấy quà tặng từ người hâm mộ.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Trung Quốc tháng 12/2019. Thế giới hiện ghi nhận hơn 90.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 3.000 người đã tử vong và hơn 48.000 người bình phục.

Ngọc Ánh (Theo AFP )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét